Rượu Đế, Rượu Quốc Lủi, Rượu Ngang, Rượu Nút Lá Chuối, Rượu Quê… mặc dù tất cả các loại rượu này đều được chưng cất từ Ngũ Cốc, đặc biệt là Gạo
Rượu Trắng có những tên gọi độc đáo, dân dã như vậy là vì:
Thời Pháp thuộc, chính phủ bảo hộ muốn thu thuế rượu từ người dân nhưng quá khó nên họ chỉ cấp phép cho sản xuất rượu công nghiệp để dễ thu thuế, cấm người dân tự nấu rượu và có giai đoạn thì họ cấp phép một số ít các làng nghề nấu rượu thủ công. Tuy nhiên, lượng rượu sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu của đông đảo người dân, mà rượu thủ công tự nấu uống lại đậm đà hơn, thơm ngon hơn, rẻ hơn… nên người dân đã Nấu Rượu Trộm. Khi nấu rượu trộm mà có thanh tra, người của chính phủ bảo hộ đi bắt thì người dân trốn, giấu rượu và đồ nấu rượu đi.
Người Miền Nam giấu rượu và đồ nấu rượu ở bờ bụi, ngoài cánh đồng cỏ dại toàn cây Đế nên có lẽ tên Rượu Đế xuất hiện từ đó.
Người Miền Bắc cũng vậy, nấu rượu hay vận chuyển rượu, uống rượu đều phải trốn chui trốn lủi như con Chim Quốc nên gọi Rượu Trắng tự chưng cất là Rượu Quốc Lủi, có nơi hay đi ngang về tắt để né thanh tra gọi là Rượu Ngang.
Rượu chủ yếu được nấu thủ công, nhỏ lẻ, tự phát ở các miền quê nên được gọi là Rượu Quê
Còn tên gọi Rượu Nút Lá Chuối là vì lá chuối phổ biến ở mọi nhà “Chuối sau, Cau trước”, lá chuối khô thì dai bền, lại thơm, tiện lợi làm Nút mỗi khi đựng rượu hoặc mang chai đi mua rượu.
Hiện nay, Lá Chuối khô vẫn được một số miền quê sử dụng làm nút chai dùng tạm, và
nhà Hương Quỳnh cũng sử dụng để làm Nút cho Rượu Hạ Thổ The Q, vì lá chuối làm cho rượu thơm hơn, có thể thẩm thấu và làm bay bớt các độc tố trong rượu…
ĐẶC SẢN HƯƠNG QUỲNH
ĐC: 03/316 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
CSSX: An Đỗ – Bắc Sơn – Ân Thi – Hưng Yên
Hotline: 0913223338
Email: dacsanhuongquynh@gmail.com
Website: https://dacsanhuongquynh.vn/